Sau khi hoàn thành đánh giá tác động môi trường sẽ được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường. Quy định về xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường được thể hiện trong Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Cử tri tỉnh Hà Nam phản ánh, việc xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 9,10, Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP gây mất thời gian và kinh phí cho các doanh nghiệp.

Cử tri, đề nghị việc lấy mẫu tổ hợp từng công đoạn của hệ thống xử lý chất thải chỉ áp dụng với loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại phụ lục IIa, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP.

Bộ TN&MT trả lời

Trả lời về vấn đề này, Bộ TN&MT cho rằng, về quy định quan trắc chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải tại khoản 9 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP là quy định được Bộ TN&MT nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng trong quá trình xây dựng Nghị định, đặc biệt là tham khảo ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm của các nước trên thế giới.

Cụ thể trên thế giới, việc lấy mẫu, lập kế hoạch lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải được thực hiện theo ISO 5667-10:1992 về:

  • Chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải;
  • ISO 5667-1:2006 về chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

Mẫu tổ hợp trong các tiêu chuẩn ISO nêu trên được sử dụng để đánh giá hiệu quả của công trình xử lý chất thải.

Ở Việt Nam, việc lấy mẫu, lập kế hoạch lấy mẫu nước thải để đo đạc, phân tích, đánh giá hiệu suất của từng công đoạn xử lý và đánh giá sự phù hợp của toàn bộ công trình xử lý nước thải được thực hiện theo TCVN 5999:1995 (được dịch từ ISO 5667-10:1992) về chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lấy mẫu nước thải; và TCVN 6663-1:2011 (được dịch từ ISO 5667-1:2006) về chất lượng nước – lấy mẫu và hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu.

Các TCVN này được Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành theo đúng quy định của pháp luật và được dẫn chiếu áp dụng trong các QCVN về môi trường (ví dụ QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp).

Tại Mục 5.13 của TCVN 5999:1995 quy định những mục tiêu điển hình khi chọn địa điểm lấy mẫu ở các trạm xử lý nước thải là: Kiểm tra hiệu quả của trạm xử lí về tổng thể (các mẫu cần lấy ở đầu vào chính và đầu ra chính); Kiểm tra hiệu quả xử lý của từng công đoạn hoặc một nhóm các công đoạn (các mẫu cần lấy ở đầu vào và đầu ra của bộ phận cần kiểm tra).

Thực tiễn ở Việt Nam, khi xây lắp công trình xử lý chất thải, các nhà thầu vẫn thường chủ động thực hiện lấy mẫu tổ hợp để đánh giá hiệu quả, điều chỉnh công trình xử lý chất thải trong quá trình vận hành thử nghiệm nhưng không cung cấp kết quả đánh giá cho chủ dự án khi nghiệm thu, bàn giao công trình.

Điều này dẫn tới trong một số trường hợp khi công trình xử lý chất thải đưa vào sử dụng lại không đáp ứng QCVN nên chủ dự án phải tốn kém về chi phí và thời gian để khắc phục.

xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường

Xuất phát từ thực tế trên, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT quy định quá trình đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải để đánh giá hiệu quả công trình xử lý chất thải theo mẫu tổ hợp phải được công khai, minh bạch và các cơ quan liên quan có quyền được biết, đánh giá.

Về quy định kiểm tra, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP, Bộ TN&MT cho biết, trên thực tế, quy định tại khoản 10 Điều 1 Nghị định số 40/2019/NĐ-CP đã có nhiều cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính cho doanh nghiệp thông qua các quy định.

Nghị định cũng tích hợp nội dung xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường vào quá trình cấp giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại; tích hợp nội dung cấp phép xả khí thải công nghiệp vào giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.

Đây là tiền đề quan trọng để Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định tích hợp 07 loại giấy phép, giấy xác nhận, đăng ký vào chung 01 loại là giấy phép môi trường.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của cử tri, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ nghiên cứu để chỉnh sửa, hoàn thiện trong quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

(theo BTN$MT – link gốc ở đây)

Qua bài viết: Quy định về xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ. Quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây:

VNF Design - Tối ưu lợi ích khách hàng

Chuyên Thiết kế Thi công nhà xưởng

Hotline: 0976 067 303
Email: vnfactorydesign@gmail.com

Cám ơn bạn đã theo dõi bài viết. Vui lòng chia sẻ bài viết nếu bạn thấy thông tin ở trên là hữu ích với nhiều người.

Chúc bạn ngủ ngon!

Liên Hệ
Xây mới
Sửa chữa